Lao động trẻ em trong ngành sản xuất ca cao Sản xuất cacao tại Bờ Biển Ngà

Bờ Biển Ngà và các quốc gia sản xuất ca cao khác của khu vực Tây Phi đã bị chỉ trích nặng nề ở phương Tây, vì họ sử dụng lao động nô lệ trẻ em để sản xuất ca cao được mua từ các công ty sô cô la của phương Tây. Phần lớn những lời chỉ trích nhằm đến nước Bờ Biển Ngà. Báo cáo "Hương vị nô lệ: Làm thế nào sô cô la của bạn có thể bị nhiễm độc"("A Taste of Slavery: How Your Chocolate May be Tainted")[12][13][14] cáo buộc những kẻ buôn người hứa cho công việc, nhà ở và cho trẻ em đi học nhưng sau đó buộc chúng phải lao động và lạm dụng chúng nghiêm trọng, một số trẻ em bị giam giữ để cưỡng bức lao động tại các trang trại và làm việc tới 100 giờ mỗi tuần, và những ai trốn thoát đều bị đánh đập.[12][13][14][15][16][17][18] Một bài báo được đăng tải của BBC nói rằng 15.000 trẻ em từ Mali, một số dưới 11 tuổi, đang làm nô lệ trong ngành sản xuất ca cao ở Bờ Biển Ngà, và giám đốc Quỹ Cứu trợ Trẻ em của Mali mô tả "trẻ nhỏ mang 6 kg bao ca cao nặng đến nỗi trên vai chúng đầy vết thương."[19] Năm 2001 Hiệp hội bánh kẹo Mỹ thừa nhận rằng nô lệ đã được sử dụng để thu hoạch cacao.[17] Năm 2013, báo cáo của Bộ Lao động Hoa Kỳ (DOL) Phát hiện về các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất tại Côte d'Ivoire (Findings on the Worst Forms of Child Labor) tuyên bố rằng 39,8% trẻ em từ 5 đến 14 tuổi là trẻ em lao động và chúng "đang tham gia vào các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất trong nông nghiệp, đặc biệt là trong các trang trại ca cao, nhiều trường hợp trong điều kiện lao động cưỡng bức."[20] Vào tháng 12 năm 2014, một danh sách của DOL Danh sách hàng hóa được sản xuất bởi Lao động trẻ em hoặc Lao động cưỡng bức (List of Goods Produced by Child Labor or Forced Labor) đã đề cập đến Bờ Biển Ngà một trong số các quốc gia có các điều kiện làm việc như thế (cả lao động trẻ em và lao động cưỡng bức) đang được chú ý đến.

Một nghiên cứu lớn về những vấn đề năm 2016, được công bố trên Tạp chí Fortune ở Mỹ, đã kết luận có khoảng 2,1 triệu trẻ em ở các quốc gia Tây Phi "vẫn làm công việc nguy hiểm và bị bóc lột nặng nhọc để thu hoạch cacao". Báo cáo đã nghi ngờ về việc tình hình có thể sẽ không được cải thiện.

"Theo ấn bản năm 2015 của Cocoa Barometer, một báo cáo hai năm một lần nhằm kiểm tra tính kinh tế của ngành ca cao được công bố bởi nhóm phi lợi nhuận tầng lớp trung nông trong 2013-2014 thì lao động ở Ghana chỉ kiếm được 84 ¢ mỗi ngày và nông dân ở Bờ Biển Ngà chỉ kiếm được 50. Điều đó xếp thu nhập họ xuống dưới mức tiêu chuẩn 1,90 đô la mỗi ngày của Ngân hàng Thế giới ở mức tình trạng nghèo cùng cực, ngay cả khi có sự tăng giá 13% của ca cao vào năm 2014. Trong bối cảnh đó, thách thức lớn nhằm xóa bỏ lao động trẻ em và cam kết của các công ty sô cô la trong việc mở rộng đầu tư vào cộng đồng các nước ca cao là khó có thể thực hiện....

"Kịch bản là trong trường hợp tốt nhất, chúng tôi chỉ thực hiện được 10% những gì cần thiết. Và 90% khác sẽ không dễ dàng. Đó là một vấn đề khổng lồ" - Sona Ebai cho biết (cựu tổng thư ký của Liên minh các nước sản xuất ca cao). "Tôi nghĩ rằng lao động trẻ em không thể chỉ là trách nhiệm của riêng ngành công nghiệp phải làm. Tôi nghĩ đó là trách nhiệm của tất cả: chính phủ, xã hội dân sự, khu vực tư nhân. Và vì vậy, bạn thực sự cần một người lãnh đạo."[21]

Vào tháng 4 năm 2018, báo cáo của Cocoa Barometer về ngành công nghiệp trị giá 100 tỷ đô la này, cho biết tình hình lao động trẻ em ở Tây Phi: "Không một công ty hay chính phủ nào đạt được mục tiêu toàn ngành trong việc loại bỏ lao động trẻ em, thậm chí không thực thi cam kết của họ về việc giảm 70% lao động trẻ em vào năm 2020". Một báo cáo của New Food Economy cuối năm đó cho biết Hệ thống giám sát và khắc phục lao động trẻ em tạo bởi Sáng kiến ca cao quốc tế (International Cocoa Initiative) và các đối tác của họ thực hiện rất hiệu quả, nhưng "họ hiện đang đạt ít hơn 20% trong số hơn hai triệu trẻ em bị ảnh hưởng bởi tình trạng bóc lột".[22][23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sản xuất cacao tại Bờ Biển Ngà http://www.cacao.gouv.ci/index.php?rubrique=1.1.6&... http://fortune.com/big-chocolate-child-labor/ http://www2.jsonline.com/bym/news/jun01/slave26062... http://www2.jsonline.com/news/intl/jun01/slave2506... http://www2.jsonline.com/news/nat/jun01/slave24r06... http://www.maketradefair.com/en/assets/english/Coc... http://www.the-businessreport.com/article/cocoa-ca... http://truevisiontv.com/slavery/index.htm http://www.dol.gov/ilab/reports/child-labor/cote_d... http://www.commondreams.org/headlines01/0801-03.ht...